5 loại trái cây độc đáo gắn với tuổi thơ người miền Tây

08/04/2024 09:30

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với nhiều loại trái cây tươi mát, thơm ngon mà bên cạnh đó còn có những loại trái cây độc đáo, gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ.

Trái trâm

“Trời mưa lâm thâm, cây trâm có trái” là câu hát đã đi vào giấc ngủ của biết bao thế hệ được mẹ ru bên cánh võng. Chúng ta đã lớn lên cùng câu ca ấy, còn loài cây này lại dần chìm vào dĩ vãng. Trái trâm còn có tên gọi khác là: trâm mốc, trâm vối, vối rừng.

Quả trâm có hình bầu dục, lúc còn non có màu xanh nhạt vị chua và rất chát, đến khi chín thì chuyển thành màu tím đậm, có vị ngọt và khi ăn vào sẽ để lại màu tím trên đầu lưỡi. Trái trâm ngoài việc ăn tươi còn có thể dùng để ngâm rượu trị bệnh huyết áp rất hiệu quả.

benh-vien-mat-can-tho-ten-day-du-la-benh-vien-mat-rang-ham-mat-can-tho

Người dân sẽ đong trâm theo gam để bán, giá giao động từ 10.000 – 15.000 đồng/100g. Ảnh: Hồng Ngọc

Trái bình bát

Bình bát còn có tên gọi khác là na nước, na xiêm, nê xiêm, đào tiên. Loài cây này thường mọc ven các kênh rạch, sông nước ở khu vực miền Nam. Bình bát là loại cây nhỏ, cao khoảng 5 – 7m, có vị ngọt đậm, ăn vào mát, là loại quả gắn liền với tuổi thơ của không ít người. Thông thường, người ta sử dụng phần ruột loại quả này dầm với một ít đường và đá để tạo nên món nước uống thơm ngon.

vo-quy-ket-chuyen-ngoai-tinh-chi-vi-cau-giai-thich-2015

Cây bình bát được chế biến đa dạng, có thể ăn với đá hoặc dùng nguyên vị vẫn ngon. Ảnh: Mỹ Linh Trần.

Ngoài việc là cây ăn trái, bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.

Mít tố nữ

Mít tố nữ con được dân gian gọi với cái tên mít ướt, rất được du khách ưu ái bởi lớp thịt dai giòn, ngọt lịm lại thơm lừng. Mít tố nữ được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây và được coi là “nữ hoàng của các loại mít”.

Mít tố nữ ngon là những quả có dạng cầu tròn, nở gai, cuốn mít tươi, khi ăn sẽ bổ đôi vòng ngoài của vỏ và kéo một lớp vỏ ra, phần còn lại thì nắm cuốn để kéo lấy phần nhân mít. Đây chính là cách ăn chính xác của mít tố nữ. Do việc xuất khẩu sang nước ngoài chuộng giống mít giòn, ngọt vừa nên mít tố nữ cũng ít được trồng hơn, muốn ăn phải lại tận nhà vườn để mua.

z3750780409415_adb263488534d81f39eb083ebc38a08b

Giá mít tố nữ ở miền Tây dao động từ 15.000 – 25.000 đồng/kg. Ảnh: Hoàng Hà.

Trái quách

Cây quách hay còn gọi là cây gáo có chung họ với cây cần thăng. Trước đây là một loài cây mọc tự nhiên khắp Nam kỳ lục tỉnh. Nhưng lâu dần chỉ còn vài ba nhà trồng chơi để lấy bóng mát ở các nơi như Chợ Gạo (Tiền Giang) hay Giồng Trôm (Bến Tre). Trái quách có phần vỏ xù xì, ruột màu nâu đen, thân cây cao khoảng 5 - 7m, càng lâu năm thì trái càng sum suê.

Cây cho trái từ tháng 10 âm lịch kéo dài cho ra giêng là mùa quách chín. Hương của quách thơm ngào ngạt và có vị chua ngọt lạ rất miệng. Khi chín có thể dùng chế biến thành các món như sinh tố, lẩu gà hay làm mắm đều rất ngon.

benh-vien-mat-can-tho-ten-day-du-la-benh-vien-mat-rang-ham-mat-can-tho

Trái quách rất kén người dùng, không phải ai cũng có thể chịu được mùi hương của nó nhưng khi ăn vào lại rất si mê. Ảnh: Quách Duy Thịnh.

Trái gáo

Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Trái gáo thường chín vào mùa nước nổi ở miền Tây, gáo có vỏ ngoài trông sần sùi, khi xẻ ra, bên trong ruột vàng ươm.

vo-quy-ket-chuyen-ngoai-tinh-chi-vi-cau-giai-thich-2015

Ngoài là cây ăn trái, gáo còn là vị thuốc dân gian độc đáo, người nhân thường dùng vỏ gáo để trị bệnh sốt rét, xơ gan cổ trướng. Ảnh: Dương Tấn Cương.

Gáo thường có nhiều loại như gáo trắng, gáo vàng hoặc gáo tròn. Gáo vàng da láng, quả không tròn, ngoài da có gai mềm giống như chôm chôm. Loại quả này khi sống có màu xanh và vị hơi chát, lúc chín chuyển sang màu vàng, vị chua ngọt đặc trưng. Khi ăn, có thể chấm với muối ớt hoặc dùng để kho cá rất ngon.

Phùng Thảo